Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

Chàng trai kiếm tiền tỷ nhờ ống hút tre

Nhìn Mão trong chiếc áo sơ mi, đeo cặp chéo vai, miệng líu lo như cậu học sinh, không ai có thể ngờ anh là giám đốc của một công ty với hơn 200 lao động ở quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Hai năm qua, sản xuất ống hút bằng tre đã mang lại nguồn lợi đáng kể cho công ty của Mão. Những đơn hàng đi Đức, Ấn Độ, Australia, Đài Loan,... giúp anh mỗi năm thu về 7 - 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, trước khi chạm tay đến thành công lớn ở tuổi 32, Mão khởi nghiệp bằng tình yêu sáo trúc.

Từ khi còn là cậu bé 6 tuổi ở huyện miền núi Tân Kỳ, Nghệ An, Nguyễn Văn Mão đã thích thổi sáo. Thú vui đó theo chân cậu thanh niên miền Tây xứ Nghệ lên giảng đường đại học. Nhờ học hỏi, Mão thành "thầy giáo" của 4 CLB thổi sáo tại Hà Nội.

Cốc tre là một sản phẩm mới đang được Nguyễn Văn Mão chào bán ra thị trường, giá bán khoảng 40 nghìn đồng. Ảnh: Phạm Nga.

Bên cạnh sáo trúc, ống hút tre, cốc tre là một sản phẩm mới đang được Nguyễn Văn Mão chào bán ra thị trường, giá bán khoảng 40 nghìn đồng. Ảnh: Phạm Nga.

Một lần, thấy bạn tự tay làm được những cây sáo rất đẹp, Mão cũng về làm thử. Nhưng sáo của Mão làm ra chỉ để đi tặng cho mọi người ở câu lạc bộ hay những người bạn Việt kiều yêu nhạc cụ dân tộc. Trung bình mỗi năm, anh tự làm hơn 400 cây sáo đi tặng. Trên các diễn đàn, mạng xã hội, Mão là một trong những người chơi sáo nghiệp dư được biết đến nhiều nhất.

Về sau, một người bạn gợi ý "bán sáo không lấy lời thì lấy công", thị trường bán mỗi cây sáo giá 150 nghìn đồng, Mão chỉ bán bằng 1/3. Quen biết cả một "cộng đồng người yêu sáo" nên khách hàng tự tìm đến anh. Một mình làm không xuể, Mão hợp tác với 4 bạn cùng quê, hướng đến kinh doanh bài bản.

Khi sản xuất ống hút tre, Mão đã có kinh nghiệm làm sáo hơn 10 năm. Sáo mới cần kỳ công, chứ ống hút tre nguồn nguyên liệu rẻ hơn, cách làm cũng đơn giản hơn, đầu ra cũng đã có sẵn, nên hiệu quả cao, Mão nói.

Khi sản xuất ống hút tre, Mão đã có kinh nghiệm làm sáo hơn 10 năm. "Sáo mới cần kỳ công, chứ ống hút tre nguồn nguyên liệu rẻ hơn, cách làm cũng đơn giản thị trường dồi dào, nên hiệu quả cao", Mão nói.

Hai năm cuối đại học, mỗi tháng Mão đã có thu nhập 60-70 triệu đồng từ sáo trúc. Tốt nghiệp, anh cất bằng đại học, thuê cửa hàng kinh doanh tại Hà Nội.

Ba năm trước, một người bạn gợi ý là ống hút tre đang đắt khách, "sẵn vùng nguyên liệu, nhân công hay thử sức". Anh không tin và quên luôn ý tưởng kinh doanh này. Bất ngờ một năm sau, người bạn khác làm xuất nhập khẩu đặt hàng Mão sản xuất thử 1.000 ống hút tre để xuất sang nước ngoài. Cách thức sản xuất đơn giản, máy móc, nhân công đều tận dụng từ nghề làm sáo trúc. Ở tuổi 30, anh quyết định "lấn sân".

Mão kết nối lại với những Việt kiều năm xưa mình tặng sáo trúc, nhờ tìm kiếm nguồn khách hàng ở nước ngoài, đặc biệt là ở những nước đã cấm ống hút nhựa. Nhận được đơn đặt hàng xuất khẩu 20.000 ống hút tre với giá bán khá cao trong khi nguồn nguyên liệu trong nước lại rất rẻ, Mão nhận định đây là mảnh đất màu mỡ nên quyết tâm khai phá.

"Tôi ở Tây Nguyên cả tháng trời, chạy xe máy hàng trăm kilomet mỗi ngày để tìm vùng nguyên liệu. Biết tiêu chuẩn của doanh nghiệp nước ngoài gắt gao nên tôi kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất đồng thời đăng ký sở hữu trí tuệ, thiết kế nhãn hàng", Mão kể. Nhận thấy Đồng Nai là vùng nguyên liệu giàu có, anh mở xưởng sản xuất luôn tại đây. Sau đó, muốn tận dụng nguồn nhân lực rẻ ở quê, giữa năm 2019, Mão mở xưởng thứ ba tại Nghệ An.

Khi kho hàng ở quê chưa hoàn thiện, anh vẫn cho 10 xe tải chở nguyên liệu từ Đồng Nai về sản xuất. Nguyên liệu thô phải phơi nắng 3 tháng mới sử dụng được, nhưng ở Nghệ An, nắng một tháng, miền trung đã đổ mưa lớn. Hơn 700 triệu đồng tiền nguyên liệu tiêu tan chỉ trong một ngày.

"Tôi quên mất thời tiết miền trung không giống trong nam. Những lần sau, đưa hàng về, tôi chỉ nhập nguyên liệu đã được phơi rồi. Các kho chứa hàng, tôi cũng phải xây dựng hoàn thiện hơn", Mão nói.

Mão chụp ảnh lưu niệm cùng ông Nguyễn Anh Dũng, chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, nhân dịp Giao lưu văn hóa Việt Nam - Đài Loan, tháng 3 năm 2019. Dịp này, doanh nghiệp của Mão là một trong các đại diện của Việt Nam, mang ống hút tre, sáo trúc sang nước bạn giao lưu. Ảnh: N.M.

Mão chụp ảnh lưu niệm cùng ông Nguyễn Anh Dũng, chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, nhân dịp Giao lưu văn hóa Việt Nam - Đài Loan, tháng 3 năm 2019. Dịp này, doanh nghiệp của Mão là một trong các đại diện của Việt Nam mang ống hút tre, sáo trúc sang nước bạn giao lưu. Ảnh: N.M.

Có tiền, anh được bạn bè "rủ rê" đầu tư bất động sản, nuôi cá,... khoản hòa vốn, khoản thua lỗ tiền tỷ, nhưng Mão xem như một cuộc chơi. "Niềm đam mê nghệ thuật và sống trong môi trường sinh viên của 6 trường đại học giúp tôi suy nghĩ đơn giản và có vẻ vô tư hơn các doanh nhân khác", anh cười.

Thích "trẻ dai", dù từng bỏ ngang ĐH Sư phạm Vinh, tốt nghiệp ĐH Kiến trúc, Mão vẫn thi vào 4 trường đại học khác. Hiện, anh là sinh viên năm nhất ĐH Giao thông vận tải và là sinh viên năm thứ tư ĐH Công đoàn.

"Tính nó vô tư lắm. Hôm nay mất tiền tỷ, hôm sau, nó vẫn đi đàn ca sáo nhị bình thường", ông Nguyễn Văn Khang, 63 tuổi, bố Mão kể.

Mão cho hay, thành công đến với anh bắt nguồn từ đam mê với cây sáo và cả sự may mắn. Anh chiêm nghiệm, yêu thích thứ gì, nên hết lòng, tận tâm, không nên nản lòng. "Cứ vô tư yêu, đừng toan tính, rồi một ngày, Travel Agent in Danang City nó sẽ đến đáp ta xứng đáng", anh sinh viên tuổi 32 nói.

Phạm Nga

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét